Anh: Thuế xanh đe dọa ngành năng lượng gió
Thứ sáu, 12/08/2011 - 10:11
hiều loại thuế xanh đang tăng lên, nhằm đưa chính phủ Anh đạt được mục tiêu 1/3 điện năng từ nguồn phong năng năm 2020. Trong khi đó, các vật liệu quan trọng dùng để xây dựng tuabin gió như xi măng, thép…
Nhiều loại thuế xanh đang tăng lên, nhằm đưa chính phủ Anh đạt được mục tiêu 1/3 điện năng từ nguồn phong năng năm 2020. Trong khi đó, các vật liệu quan trọng dùng để xây dựng tuabin gió như xi măng, thép… đều được sản xuất từ các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều năng lượng trong quá trình sản xuất. Như vậy, theo luật mới, thuế của các ngành công nghiệp nặng này cũng tăng lên.
Ông John Cridland, giám đốc điều hành hãng CBI đã đề nghị chính phủ cho các nhà sản xuất đang lâm vào tình trạng khó khăn trước luật mới không phải đóng thuế theo cơ chế Trợ giá Carbon (cơ chế thúc đẩy đầu tư vào các ngành công nghiệp ít carbon), bởi “nó đang đẩy các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều năng lượng tới bước đường cùng”.
Ông cũng cho biết thêm: “Chúng tôi đã thấy được lời cảnh báo từ trường hợp của các công ty như Ineos khi nhà máy clorit tại Runcorn của hãng này trở nên lãng phí bởi đề án giá sàn carbon được đưa ra một cách bất ngờ. Hãng thép Tata Steel cũng đang phải đối mặt với một vấn đề tương tự. Một công ty xây dựng lớn hiện phát hiện ra rằng giá xi măng nhập khẩu từ Tây Ban Nha sẽ rẻ hơn giá xi măng sản xuất tại các nhà máy ở Anh. Nhưng hãng Tata đang là nhà sản xuất thép cho tuabin, còn Ineos cung cấp dầu bôi trơn cho các cánh quạt. Với mỗi megawatt điện gió ngoài khơi, chúng tôi cần tới 150 tấn xi măng”.
Phát biểu tại hội nghị năng lượng CBI, Bộ trưởng năng lượng Anh Charles Hendry nói: “Nước Anh đang đứng trước thách thức về mục tiêu năng lượng. Chúng ta đã cam kết sẽ đạt được nó và cần phải thúc đẩy toàn bộ các ngành công nghiệp sản xuất trong nước”.
Ông John Cridland, giám đốc điều hành hãng CBI đã đề nghị chính phủ cho các nhà sản xuất đang lâm vào tình trạng khó khăn trước luật mới không phải đóng thuế theo cơ chế Trợ giá Carbon (cơ chế thúc đẩy đầu tư vào các ngành công nghiệp ít carbon), bởi “nó đang đẩy các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều năng lượng tới bước đường cùng”.
Ông cũng cho biết thêm: “Chúng tôi đã thấy được lời cảnh báo từ trường hợp của các công ty như Ineos khi nhà máy clorit tại Runcorn của hãng này trở nên lãng phí bởi đề án giá sàn carbon được đưa ra một cách bất ngờ. Hãng thép Tata Steel cũng đang phải đối mặt với một vấn đề tương tự. Một công ty xây dựng lớn hiện phát hiện ra rằng giá xi măng nhập khẩu từ Tây Ban Nha sẽ rẻ hơn giá xi măng sản xuất tại các nhà máy ở Anh. Nhưng hãng Tata đang là nhà sản xuất thép cho tuabin, còn Ineos cung cấp dầu bôi trơn cho các cánh quạt. Với mỗi megawatt điện gió ngoài khơi, chúng tôi cần tới 150 tấn xi măng”.
Phát biểu tại hội nghị năng lượng CBI, Bộ trưởng năng lượng Anh Charles Hendry nói: “Nước Anh đang đứng trước thách thức về mục tiêu năng lượng. Chúng ta đã cam kết sẽ đạt được nó và cần phải thúc đẩy toàn bộ các ngành công nghiệp sản xuất trong nước”.
Lê My (theo telegraph.co.uk)