Bản báo cáo mang tên “Tại sao vấn đề kinh tế xanh lại dành cho các nước kém phát triển”, được hợp tác đưa ra bởi Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP), Hội nghị liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển, Văn phòng đại diện cấp cao của Liên Hiệp Quốc cho các quốc gia kém phát triển (UN-OHRLLS), những nước đang phát triển nhóm Các nước đang phát triển không biển và hải đảo (theo định nghĩa của UN-OHRLLS)
Trong số 48 quốc gia mà Liên hiệp quốc (UN) xếp vào nhóm nước kém phát triển nhất (LCDs) có 33 nước ở Châu Phi, 14 ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương và 1 ở khu vực Mỹ Latinh.
Trong lời mở đầu của báo cáo, các tác giả đã nhận định rằng phương pháp chiến lược nhất để xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và cải thiện điều kiện sống ở những khu vực này là “Thực hiện các chính sách và đầu tư tái tập trung vào mục tiêu .. năng lượng tái tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch và đẩy mạnh dịch vụ sinh thái”. Theo đó, những yêu cầu cấp bách là:
Tiếp cận năng lượng
Bảo tồn và phát triển hệ sinh thái như các ngư trường, rừng vốn là nơi cung cấp kế sinh nhai cho những người nghèo.
Phát triển hệ thống sản xuất nông nghiệp và thực phẩm linh hoạt.
Các tác giả cũng lưu ý rằng khi thị trường nội địa có thể tiếp cận với năng lượng tái tạo “không chỉ cung cấp điện cho những người nghèo ở nông thôn để mở ra khả năng phát triển kinh tế nông thôn” mà còn có thể giảm tỷ lệ đói nghèo nhờ tạo ra nhiều việc làm trong ngành sản xuất thiết bị liên quan cũng như lĩnh vực phân phối, lắp đặt và bảo trì hệ thống năng lượng tái tạo.
Thêm vào đó, tiếp cận với năng lượng có thể tạo thêm nhiều thu nhập trong ngành du lịch, ngành nông-lâm nghiệp, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.
Supachai Panitchpakdi, tổng thư ký của UNCTAD bình luận: “Có ít nhất bốn yếu tố cơ bản cần được xem xét để các nước LDCs có thể chuyển đổi thành công sang một nền kinh tế xanh. Thứ nhất là xác định được những nguồn quỹ mới có thể sử dụng trực tiếp hỗ trợ những nỗ lực chuyển đối. Thứ hai là tạo ra một môi trường lành mạnh để hấp dẫn đầu tư tư nhân vào thị trường kinh tế xanh. Thứ ba là tận dụng lợi thế thương mại để thiết lập thị trường toàn cầu cho sản phẩm và dịch vụ xuất khẩu xanh của các nước LDCs. Và cuối cùng là thiết kế cơ chế mới và hiệu quả để chuyển giao công nghệ xanh cho các nước LCDs”
Bản báo cáo cũng đưa ra những ví dụ điển hình về quá trình tiến bộ mà các nước LDCs đã đạt được nhờ những sáng kiến của chính phủ, cộng đồng xã hội cũng như khu vực tư nhân.
Kim Anh ( theo green.tmcnet.com)