Na Uy - nguồn năng lượng sạch cho thế giới
Thứ bảy, 22/01/2011 - 09:16
Cơ quan không gian NASA đang phát triển CNTT để xử lý nước đồng thời nó cũng được quan tâm về hiệu quả điện năng. Flynn tin rằng quá trình nghiên cứu của Công ty Statkraft sẽ dẫn tới nhiều người sử dụng hơn, điều này giúp hạ thấp giá thành. Ông gọi công trình của Statkraft là “người thay đổi trò chơ
Ông Stein Erik Skilhagen đã nghĩ về loại hình năng lượng này cho Công
ty năng lượng quốc gia Statkraft, nơi ông đang lãnh đạo chương trình
nghiên cứu về công nghệ thẩm thấu (CNTT). Nguồn nước trong khu vực được
tập trung cao độ thông qua một màng thẩm thấu dẫn đến một điểm tập
trung thấp hơn, tại đây cuối cùng thể tích được nâng lên.
Nước ngọt được tinh chế từ nước biển bằng những màng thẩm thấu ở Vịnh Oslo
Sản phẩm của
quá trình nâng cao thể tích là năng lượng. Ông Skilhagen nghiên cứu tác
động qua lại giữa nước mặn và nước ngọt khi hai nguồn nước này gặp
nhau. Khai thác hiện tượng này, nhân loại sẽ có được năng lượng thẩm
thấu. Một nguồn năng lượng mới hứa hẹn không có carbon, có thể một ngày
nào đó sẽ thay thế được dầu hỏa. Không giống như năng lượng gió và mặt
trời, năng lượng thẩm thấu có thể hoạt động suốt ngày đêm.
Nước ngọt được tinh chế từ nước biển bằng những màng thẩm thấu ở Vịnh Oslo
Ông
Skilhagen nói: “Năng lượng thẩm thấu có thể là một đóng góp giá trị.
Chúng ta có thể khai thác điện năng từ sự kết hợp nước mặn và nước
ngọt”. Công ty Statkraft đã chứng minh khái niệm tại nhà máy đầu tiên khai trương tháng 11-2009 ở Tofte, Na Uy, dọc theo Vịnh Oslo. Nước từ sông Tofte đổ vào một bồn chứa tách nước muối bằng một màng thẩm thấu mỏng. Màng cho nước ngọt đi qua nó tới một bề mặt có nước mặn bao bọc, tại đây áp lực phát sinh, đẩy nước đi qua một đường ống để truyền động cho một tua-bin. Nhưng nhà máy sản xuất không tới 1 watt năng lượng trên mỗi mét vuông màng, dưới 5 watts theo ông Skilhagen là chưa có hiệu quả kinh tế. Hiện tại Công ty Statkraft đang thay thế màng polymer nguyên thủy của họ bằng một màng mỏng hơn có thể tăng sản lượng gấp ba lần. Ông Skilhagen cần một loại màng đủ mạnh để tách nước mặn và nước ngọt, nhưng cũng đủ để chúng thẩm thấu dễ dàng. Dự trù Công ty Statkraft có thể thương mại hóa quá trình vào năm 2015. Công nghệ thẩm thấu đã trở thành một cuộc cách mạng công nghệ đầy hứa hẹn. Trước mắt đã có một số công ty sản xuất màng thẩm thấu như Microdyn-Nadir của Đức, Oasys Water của Đại học Yale và Công ty Hydration Technology Innovations của Arizona, Mỹ. Ông Michael Flynn, một nhà khoa học kỳ cựu của Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA tại California, nói: “Công nghệ này cần được triển khai. Nếu có ai sản xuất được loại màng tốt hơn, chúng tôi sẽ mua nó”.
Cơ quan không gian NASA đang phát triển CNTT để xử lý nước đồng thời nó
cũng được quan tâm về hiệu quả điện năng. Flynn tin rằng quá trình
nghiên cứu của Công ty Statkraft sẽ dẫn tới nhiều người sử dụng hơn,
điều này giúp hạ thấp giá thành. Ông gọi công trình của Statkraft là
“người thay đổi trò chơi”. Có những công ty khác cũng đang cố gắng thay đổi trò chơi với CNTT. Ở Nhật có Kyowakiden Industry Co.; ở Canada có Hydro-Québec. Ông Skilhagen nhấn mạnh, nếu càng có thêm những công ty năng lượng theo đuổi CNTT thì sẽ có thêm những công ty sản xuất màng thẩm thấu. Công ty Statkraft đã tiêu tốn khoảng 25 triệu USD, 30% trong số đó là do chính phủ Na Uy và Liên minh châu Âu (EU) viện trợ (Riêng ở Mỹ, quỹ tài trợ nghiên cứu CNTT đã đóng lại). Công nghệ cũng được ứng dụng để khử muối với màng thẩm thấu để sản xuất nước sạch phục vụ đời sống.
Tiến Đạt |
||