Đề án này có tổng chi phí khoảng trên 20 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chỉ vào khoảng 7,3 tỷ, còn lại là nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp và các nguồn khác. Theo Đề án, sẽ có 5 chương trình được triển khai trong vòng 5 năm, gồm chương trình tiết kiệm năng lượng cho các doanh nghiệp trọng điểm, tiết kiệm năng lượng cho toà nhà, khách sạn trên địa bàn , tiết kiệm điện cho chiếu sáng công cộng, tiết kiệm năng lượng cho các cơ quan, đơn vị công ích và chiếu sáng học đường hiệu suất cao và tiết kiệm năng lượng trong trường học.
Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, Đà Nẵng là nơi lý tưởng để sử dụng
các nguồn năng lượng mới như năng lượng mặt trời, năng lượng gió. Khi nhận thấy
được lợi ích từ các nguồn năng lượng tái tạo, người dân sẽ tự đầu tư các thiết
bị sử dụng năng lượng tái tạo thay cho các thiết bị sử dụng nguồn năng lượng
truyền thống cho chính gia đình mình. Việc này sẽ làm giảm đáng kể áp lực đối với
hệ thống cung cấp năng lượng quốc gia. Đồng thời, thông qua Đề án, một ngành
cung cấp dịch vụ tiết kiệm năng lượng sẽ được phát triển, nhằm thực hiện nhanh
chóng những mục tiêu mà “Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng
tiết kiệm và hiệu quả” của Chính phủ đã đề ra.