Mới đây, Nga và Mỹ đã đồng ý cùng nhau nghiên cứu tính khả thi của việc chuyển đổi nhiên liệu các lò phản ứng nghiên cứu của Nga.
Tập đoàn nhà nước về năng lượng hạt nhân của Nga Rosatom khẳng định, hiện nay đã có một cơ sở pháp lý để tiến hành khảo sát sơ bộ việc chuyển đổi các lò phản ứng nghiên cứu của Nga. Sáu lò đầu tiên được xem xét là ở Moscow (bao gồm các lò đặt ở Đại học nghiên cứu hạt nhân quốc gia (NRNU) và Viện Kurchatov RRC) và ở Viện nghiên cứu lò phản ứng nguyên tử (RIAR) ở vùng Ulyanovsk.
Ông Sergei Kiriyenko- người đứng đầu Rosatom cho biết, sau khi nghiên cứu
chi tiết, việc chuyển đổi nhiên liệu các lò phản ứng nghiên cứu của Nga từ HEU
sang LEU sẽ được thực hiện một cách kinh tế và kỹ thuật hợp lý. Nếu kết quả của
nghiên cứu cho thấy việc chuyển đổi là khả thi thì việc chuyển đổi thực tế sẽ
được thực hiện theo một thoả thuận riêng.
Nhiều lò phản ứng nghiên cứu trên thế giới ban đầu đã được
xây dựng sử dụng nhiên liệu HEU - đó là urani-235 được làm giàu trên 20%. Tuy
nhiên, nhiên liệu HEU tiềm ẩn một nguy cơ có thể phổ biến vũ khí, vì một số các
nhiên liệu này có thể được dùng để chế tạo vũ khí hạt nhân. Kể từ cuối những
năm 1970, những nỗ lực quốc tế đã được tăng cường để tìm cách giảm nguy cơ này
bằng cách chuyển đổi nhiên liệu các lò phản ứng nghiên cứu từ urani được làm
giàu cao (HEU) sang urani được làm giàu thấp (LEU) theo chương trình Giảm làm
giàu cho các lò phản ứng nghiên cứu và thử nghiệm (RERTR) và chuyển nhiên liệu
HEU đã cháy và chưa sử dụng về nước xuất xứ - Mỹ hoặc Nga - để lưu trữ an toàn
và xử lý cuối cùng.
Ông Kiriyenko cũng cho biết thêm kể từ khi chương trình chuyển trả nhiên liệu
HEU của lò phản ứng nghiên cứu từ nước thứ ba sang Mỹ và Nga bắt đầu, khoảng
2700 kg nhiên liệu HEU - đủ để sản xuất 112 đầu đạn hạt nhân - đã được chuyển về
nước xuất xứ.
Được biết Nga và Mỹ cũng đã hợp tác trong nhiều năm về chuyển đổi các lò phản ứng nghiên cứu trên khắp thế giới đang sử dụng nhiên liệu urani làm giàu cao (HEU) sang sử dụng urani làm giàu thấp (LEU).
Theo Đất Việt