Loài người ở những vùng ấm áp từ lâu đã biết sử dụng khí sinh học, thậm chí người Assyria, một nhóm người sống ở Irac, đã sử dụng khí sinh học để đun nước tắm từ 3000 năm trước đây. Thế nhưng ở các vùng lạnh như Alaska, khí sinh học rất khó sản xuất vì không đủ nhiệt độ cần thiết cho vi khuẩn lên men các chất thải hữu cơ.
Tuy nhiên, vấn đề này sắp được giải quyết vì hiện giờ một loại vi khuẩn mới đã ra đời, cho phép con người giảm sự phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch.
Loại vi khuẩn này là loại vi khuẩn có khả năng sinh trưởng và tái sinh trong môi trường lạnh, sống trong các lớp băng vĩnh cửu, và chúng có thể trao đổi hữu cơ ở nhiệt độ rất thấp, từ đó, sản sinh ra khí metan.
Katey Walter Anthony và Laurel McFadden thuộc trường đại học Alaska Fairbanks đã tiến hành nghiên cứu loại vi khuẩn này và đã sản xuất được khoảng 200-300 lít khí metan mỗi ngày trong suốt quá trình nghiên cứu.
Do các bình kín khí chứa khí sinh học hiện tại phải giữ cho các vi khuẩn hoạt động, nên chúng luôn được giữ ấm bên trong khu vực “hoạt động”. Nhưng loại vi khuẩn có thể tái sinh và phát triển trong môi trường lạnh này thì không cần phải được giữ ấm, tiết kiệm được 20%-40% năng lượng cho việc giữ ấm tạo môi trường cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển.
Khí sinh học là loại năng lượng rất rẻ để sản xuất và hoàn toàn thân thiện với môi trường nếu được sản xuất từ nguồn năng lượng sinh khối địa phương và chỉ phát thải khí CO2 được hấp thụ trong suốt quá trình hoạt động của nhà máy.