Ánh sáng từ tảo lục
Thứ hai, 01/11/2010 - 09:46
Đó là chiếc bình thủy tinh trong suốt chứa đầy tảo lục và nước, hoạt động chỉ với một ít ánh mặt trời cùng khí thải CO2. Do vậy nó cần đặt ở chỗ sáng vào ban ngày, còn khí CO2 thì chỉ cần cung cấp qua hơi thở của người chủ sở hữu.
Tên thiết bị chiếu
sáng này là Latro, theo tiếng La - tinh có nghĩa là kẻ trộm hay nói
khác đi, đó là cách đánh cắp năng lượng trong quá trình quang hợp để
cung cấp ánh sáng.
Đó là chiếc bình thủy tinh trong suốt chứa đầy tảo lục và nước, hoạt động chỉ với một ít ánh mặt trời cùng khí thải CO2. Do vậy nó cần đặt ở chỗ sáng vào ban ngày, còn khí CO2 thì chỉ cần cung cấp qua hơi thở của người chủ sở hữu. Cảm biến gắn trong chiếc đèn đặc biệt này sẽ ghi nhận hoạt động của tảo với sinh khối trong bình, qua đó “chộp” lấy năng lượng để đèn có thể tỏa sáng về đêm.
Latro là một bình thủy tinh tách làm hai phần, phía trên là nơi chứa
dung dịch tảo lục, bên dưới chính là nơi phát sáng qua năng lượng quang
hợp của dung dịch bên trên. Latro chưa được thương mại hóa, tuy nhiên,
tác giả của sản phẩm này là nhà thiết kế Mike Thompson tin tưởng rằng
nó sẽ được nhiều người ưa thích.
Thúy Hằng
Thúy Hằng