Thứ năm, 28/03/2024 | 16:56 GMT+7

Nghiên cứu các nhân tố tác động tới xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5

01/11/2013

Sử dụng lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (1983) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) để đánh giá các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng xăng sinh học E5.

Sử dụng lý thuyết khuếch tán đổi mới của Rogers (1983) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1989) để đánh giá các nhân tố tác động đến xu hướng sử dụng xăng sinh học E5. Bằng việc sử dụng các câu hỏi điều tra theo thang đo Likert 5 điểm với các kỹ thuật phân tích thống kê đa biến (Cronbach Alpha, EFA, tương quan, hồi quy). Kết quả phân tích cho thấy có có bốn nhân tố là (1) chi phí, (2) lợi ích liên quan và (3) khả năng quan sát, (4) tính dễ tiếp cận có ảnh hưởng đến xu thế sử dụng xăng sinh học E5.
546b18194_e5_32972.jpg

Vấn đề nghiên cứu

Xăng sinh học có thể được sản xuất từ thực vật và mỡ động vật thông qua phản ứng ester. Tầm quan trọng của nhiên liệu sinh học là được nâng cao do mức độ ô nhiễm môi trường gây ra bởi các nhiên liệu hóa thạch, sự suy giảm của thế giới dự trữ xăng dầu (xăng và dầu diesel) và ngày càng tăng của giá nhiên liệu hóa thạch. Ở Việt Nam sẵn có cây sắn với chi phí thấp và giá thành lại rẻ là một lợi thế rất lớn cho việc phát triển sản xuất xăng sinh học.

Xăng sinh học E5 lần đầu tiên được đưa ra thị trường vào tháng 9/2008 mang tính chất thử nghiệm. Bộ Khoa học công nghệ và Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đã ban hành một loạt quy chuẩn kỹ thuật cũng như hướng dẫn về chứng nhận và công bố hợp quy đối với xăng nhiên liệu sinh học. Quy chuẩn này được ban hành năm 2009, quy định các yêu cầu, đặc tính kỹ thuật của xăng nhiên liệu sinh học; biện pháp quản lý chất lượng.

Ở Việt Nam, với gần 90 triệu dân, hơn 37 triệu ô tô, xe máy, hứa hẹn nhiều tiềm năng cho xăng sinh học. Hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, việc phát triển xăng sinh học E5 là lời giải cho việc phát triển xanh, giảm ô nhiễm môi trường và xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Và với một đất nước nông nghiệp như Việt Nam thì việc sử dụng nhiên liệu sinh học thậm chí còn hứa hẹn đầu ra vững chắc cho nhiều loại nông sản.

Bên cạnh đó, sau 5 năm đưa vào thử nghiệm và triển khai số lượng đại lý phân phối sản phẩm xăng sinh học vẫn còn hạn chế, các kênh thông tin vẫn chưa thực sự rộng rãi dẫn tới số người được tiếp cận với xăng sinh học vẫn còn ở mức khiêm tốn.

Nguyên nhân có thể do các rào cản khi tiếp nhận một nguồn xăng mới đối với người sử dụng. Nghiên cứu này sẽ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5 như thế nào. Kết quả nghiên cứu sẽ cho biết đâu là những nhân tố chính ảnh hưởng đến xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến xu hướng chấp nhận sử dụng xăng sinh học E5 ở Việt Nam.

Thiết lập mô hình nghiên cứu

Roger đưa ra lý thuyết về khuếch tán đổi mới giải thích việc các ý tưởng, công nghệ được lan truyền, chấp nhận trong các môi trường văn hóa qua năm giai đoạn: 
(1) giai đoạn nhận thức, (2) giai đoạn thuyết phục, (3) giai đoạn ra quyết định, (4) giai đoạn thực hiện và (5) giai đoạn xác nhận. Rogers cũng chỉ ra năm thuộc tính đổi mới là (1) lợi ích liên quan, (2) khả năng thích ứng, (5) tính dễ tiếp cận, (4) tính dễ thử nghiệm và (5) tính dễ quan sát [7]. Davis (1989) xây dựng mô hình chấp nhận công nghệ với giả định về việc chấp nhận một mô hình công nghệ mới phụ thuộc vào thái độ của người sử dụng, tính hữu ích cảm nhận và tính dễ sử dụng cảm nhận [4]. 

Mô hình TAM được sử dụng khá phổ biến cho các nghiên cứu khác nhau trong việc xác định xu hướng chấp nhận các công nghệ mới [3][5][8]. Vì vậy, mô hình nghiên cứu này được thiết lập dựa trên nền tảng lý thuyết khuếch tán đổi mới và mô hình chấp nhận công nghệ. Trong bài tác giả có đưa thêm nhân tố mới đưa vào mô hình được xây dựng mới là chính sách cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại Việt Nam. Các biến độc lập và biến phụ thuộc tác giả trình bày như:

Theo NangluongVietnam.vn