Thứ sáu, 29/03/2024 | 16:56 GMT+7

Khai thác, sử dụng năng lượng tái tạo: Cơ hội và thách thức

09/10/2012

Phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) là giải pháp quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng khi các nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt. Tuy nhiên, khai thác, sử dụng NLTT sao cho hiệu quả, bền vững lại là vấn đề không đơn giản.

Phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) là giải pháp quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng khi các nguồn năng lượng truyền thống ngày càng cạn kiệt. Tuy nhiên, khai thác, sử dụng NLTT sao cho hiệu quả, bền vững lại là vấn đề không đơn giản.

81a2b1866_lap_tu_djen.jpg
Lắp đặt trụ điện gió trên biển tại Bạc Liêu

Tại hội thảo “Đánh giá bước đầu tác động kinh tế- xã hội và môi trường của việc khai thác và sử dụng năng lượng xanh ở Việt Nam” do Viện Kinh tế Việt Nam tổ chức ngày 3/10 ở Hà Nội, kỹ sư Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo & Cơ chế phát triển sạch (Viện Năng lượng- Bộ Công Thương) đưa ra ví dụ:  Trạm điện lai ghép pin mặt trời và tuabin gió tại Kon Tum (tài trợ bởi Công ty Điện lực Tohoku - Nhật Bản) là một công trình hiện đại, chất lượng. Trạm được vận hành từ cuối năm 2000, cung cấp điện cho 40 hộ gia đình làng Kongu 2. Tuy nhiên, ngay sau đó 3 năm, trạm đã “chết yểu” do việc quản lý, vận hành và bảo trì không tốt. Đây chỉ là 1 trong nhiều trường hợp các tấm pin mặt trời trở thành phế liệu sau một thời gian sử dụng.

Theo kỹ sư Nguyễn Đức Cường, các thiết bị bị bỏ hoang đều là sản phẩm không thuộc đơn vị nào quản lý. Thực tế này đặt ra yêu cầu công tác lập quy hoạch cho vùng điện ngoài lưới phải đảm bảo hơn với mô hình quản lý dự án rõ ràng, hiệu quả. “Vấn đề đầu tưnhiều khi không quan trọng bằng việc làm sao cho các thiết bị vận hành tốt” - ông Cường nhấn mạnh.

Kỹ sư Nguyễn Đức Cường - Giám đốc Trung tâm năng lượng tái tạo và cơchế phát triển sạch:

“Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, chưa có một quốc gia nào có thể thành công trong việc phát triển NLTT mà thiếu sự hỗ trợ của nhà nước, vì giá NLTT bao giờ cũng cao hơn giá năng lượng truyền thống”.

Gió cũng là một trong những loại năng lượng tái tạo đang rất phát triển trên thế giới. Việt Nam là nước có tiềm năng điện gió đứng đầu trong 10 nước ASEAN và cũng có khá nhiều chính sách liên quan đến phát triển năng lượng điện gió. Tuy nhiên, đến nay tổng công suất lắp đặt điện gió tại Việt Nam mới khoảng 62MW. “Quy mô nhỏ, suất đầu tư lớn là đặc điểm của các dự án điện gió hiện nay. Rõ ràng, với giá mua điện hiện nay là 7,8 cent/kWh thì các nhà đầu tưrất khó đảm bảo hiệu quả kinh tế cho các dự án” - ông Cường khẳng định.

 Quyết định số177/2007/QĐ-TTg ngày 20/11/2007 cũng yêu cầu, năm 2015, sản lượng ethnol và dầu thực vật đạt 250.000 tấn, đáp ứng 1% nhu cầu xăng dầu cảnước; năm 2025, đạt 1,8 triệu tấn, đáp ứng khoảng 5% nhu cầu xăng dầu cả nước. Tuy nhiên, việc khai thác năng lượng sinh học mới ở thế hệ1 (chủ yếu là tinh bột), trong khi nhiều nước đã khai thác đến thế hệ thứ2, 3 (rơm, rạ, gỗ…), chưa kể đến việc chúng ta đang thiếu chiến lược phát triển các loại cây có dầu. TS. Nguyễn Văn Huân- Trưởng phòng kinh tếvùng (Viện Kinh tếViệt Nam) - đơn cử:  Mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong giai đoạn 2008-2010, trồng thửnghiệm, khảo nghiệm khoảng 30.000 ha cây Jatropha (tại Đăk Nông, Phú Yên, Đăk Lăk), năm 2013 mở rộng khoảng 300.000 ha, năm 2025 đạt tới 500.000 ha. Tuy nhiên, sau mấy năm trồng thử nghiệm đã cho thấy dự án không hiệu quả do mới chỉ thực hiện bước đầu nhưng đã triển khai trên diện rộng. Trong khi đó, theo tính toán của ông Huân: “Để có 1kg dầu, cần phải có 3kg hạt Jatropha. Giá 1kg hạt Jatropha hiện là 6.000đ. Với giá này, chỉ tính riêng tiền nguyên liệu, sản phẩm đầu ra đã lỗ, chưa kể công nghệ chiết tách, phân phối”.

Theo:baocongthuong