Thứ sáu, 26/04/2024 | 04:49 GMT+7

Sạc điện thoại chỉ cẩn tiếng nói

21/09/2010

Discoverty cho biết, các nhà khoa học Hàn Quốc mới đây đã chế tạo thành công một loại vật vật liệu tí hon từ quặng kẽm có thể tạo ra điện năng từ sóng âm thanh. Nghiên cứu này có thể được dùng để phát triển các tấm pin có thể sạc điện cho chiếc điện thoại từ các cuộc nói chuyện qua điện thoại, thậm chí có thể cung cấp nguồn điện cho mạng lưới điện quốc gia từ những tiếng ồn trong giờ cao điểm.

Với kỹ thuật mới này bạn sẽ không phải lo điện thoại hết điện khi “nấu cháo điện thoại” nữa bởi vì thời gian nói điện thoại càng lâu, pin điện thoại của bạn sẽ càng đầy.

 

Discoverty cho biết, các nhà khoa học Hàn Quốc mới đây đã chế tạo thành công một loại vật vật liệu tí hon từ quặng kẽm có thể tạo ra điện năng từ sóng âm thanh. Nghiên cứu này có thể được dùng để phát triển các tấm pin có thể sạc điện cho chiếc điện thoại từ các cuộc nói chuyện qua điện thoại, thậm chí có thể cung cấp nguồn điện cho mạng lưới điện quốc gia từ những tiếng ồn trong giờ cao điểm.

 

Nguyên lý này thật là giản dị: “Giống như một chiếc loa chuyển các tín hiệu điện thành âm thanh, một quá trình chuyển hóa âm thanh thành điện năng là hoàn toàn có thể”.


cellphones-powered-by-sound-envisioned-by-korean-researchers.jpg


“Năng lượng âm thanh có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm cả việc sạc pin cho chiếc điện thoại di động ngay trong thời gian nói chuyện cho đến những bức tường cách âm bên đường phát điện nhờ tiếng ồn của các phương tiện qua lại trên đường”, Kim Sang Woo, đồng tác giả của nghiên cứu này nói.

 

Việc thu năng lượng từ âm thanh các loại xe cuộc nói chuyện điện thoại dựa trên một loại vật liệu được gọi là thể áp điện (piezeoelectrics). Khi các vật liệu này bị uốn cong, vật liệu áp điện có thể biến năng lượng đang ép chúng thành điện năng.

 

Rất nhiều vật liệu đều là các thể áp điện. Chẳng hạn: Thạch anh, đường mía, thậm chí cả xương khô cũng có thể tạo ra điện tích khi phải chịu áp lực.

 

Trong nhiều thập kỷ qua, các vật liệu áp điện đã được các nhà khoa học sử dụng trong các thiết bị cảm ứng môi trường, loa và các thiết bị khác.

 

Vài năm trở lại đây, các nhà khoa học đã tiến hành một quá trình ngược lại: Thu điện năng từ các thiết bị áp điện. Đây được coi là một bước tiến đáng kể thu hút được nhiều sự quan tâm của công chúng.

 

Tuy nhiên, các nhà khoa học Hàn Quốc lại muốn sử dụng một nguồn năng lượng hoàn toàn khác, đó là sóng âm thanh.

 

Thông qua oxit kẽm, Park Young Jun và Kim Sang Woo và các đồng sự của mình đã tạo ra một trường dây dẫn nano nằm giữa hai điện cực. Tiếp đó, các nhà khoa học đưa một sóng âm có cường độ 100 decibels (dB) các điện cực. Cường độ sóng âm thanh này chưa bằng âm thanh tại một đêm nhạc rock. Và cường độ âm thanh khi chúng ta nói bình thường vào khoảng 60 – 70 dB.

 

Các sóng âm đã tạo nên một dòng điện nhỏ khoảng 50 milivôn. Một chiếc điện thoại cần một nguồn điện khoảng vài vôn để hoạt động, lớn gấp nhiều lần nguồn năng lượng mà kỹ thuật này có thể tạo ra.

 

“Nghiên cứu mới này rất thú vị”, Michael McAlpine, một nhà khoa học thuộc Đại học Princeton, người cũng sáng chế các thiết bị thu điện năng nói.

 

“Tuy nhiên vấn đề quan trọng nhất là có tồn tại tiếng ồn đủ ở xung quanh để tạo thành năng lượng cho điện thoại hay không”, AcAlpine nói. Người tiêu dùng có lẽ không muốn đến một buổi nhạc rock hay đứng gần một chuyến tàu chạy qua để sạc cho chiếc điện thoại của mình.

 

Các nhà khoa học Hàn Quốc cũng đồng ý rằng, 50 milivôn không phải là một nguồn điện mạnh. Tuy nhiên, họ vẫn nói rằng nghiên cứu của họ chỉ là một sự chứng minh khái niệm, tức việc chuyển hóa sóng âm thanh thành điện năng là hoàn toàn khả thi. Khi họ đầu tư nghiên cứu sâu hơn, kỹ thuật mà họ chế tạo ra có thể tạo ra một nguồn điện mạnh hơn.

 

Công trình nghiên cứu của hai tác giả này đã được đăng tải trên tạp chí Advanced Materials số ra mới nhất.

 

Lê Văn (Theo Discovery)