Thứ tư, 24/04/2024 | 18:08 GMT+7

Chuỗi cách điện bằng cao su silicon nguyên chất – công nghệ mới nhiều tính năng ưu việt

07/08/2006

Những năm gần đây, ngành điện Việt Nam phát triển với tốc độ rất nhanh. Việc ứng dụng các công nghệ mới vào hệ thống điện đang là xu thế tất yếu.

Như chúng ta đã biết, vật liệu cách điện truyền thống cho đường dây trên không làm bằng sứ gốm và thuỷ tinh được sử dụng phổ biến. Trên thực tế, khi sử dụng loại vật liệu cách điện này gặp phải một số vấn đề như: Trọng lượng quá nặng, thường xuyên phải bảo dưỡng, tuổi thọ rất thấp khi hoạt động trong môi trường ô nhiễm. Hiện nay, khoa học và công nghệ phát triển đã tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm mới với nhiều tính năng ưu việt. Chuỗi cách điện bằng cao su silicon là minh chứng rõ ràng cho điều đó.

Cao su silicon nguyên chất được tạo ra với thành phần từ 65-70 silicon và các chất phụ khác để đảm bảo cơ tính (Hiện nay, tồn tại khái niệm nhầm lẫn liên quan đến cao su silicon. Đó là silicon alloy: Thực tế, đây là 1 loại polyme kết hợp giữa EDPM và dầu silicon (hàm lượng 5%). Vì vậy nó không có được các đặc tính tự nhiên của cao su silicon nguyên chất).

Các viện nghiên cứu nổi tiếng trên thế giới đã đưa ra nhiều kết quả nghiên cứu về đặc tính tự nhiên của cao su silicon như:

- Chống được ăn mòn

- Có khả năng tự làm sạch bề mặt trong điều kiện không có mưa. (Thông qua cơ chế: Bụi bám trên bề mặt sẽ bị gom lại thành từng giọt như hình trên và khi nước bốc hơi sẽ mạng bụi bám đi theo)

- Không thấm nước – “sợ nước”.

- Chống được sự phá huỷ của tia cực tím.

- Các tính chất lý hoá không bị thay đổi dưới tác động của nhiệt độ từ 140pC đến 320oC.

- Hoạt động được trong môi trường ô nhiễm nặng như trong môi trường sương muối, axit, bụi bẩn công nghiệp...

Với những đặc trưng như trên, cao su silicon nguyên chất đã được ứng dụng vào vật liệu cách điện cho đường dây trên không một cách rất hiệu quả.

Hãng ISOelectric – Italy đi tiên phong trên thế giới trong lĩnh vực ứng dụng vật liệu hữu cơ cho vật liệu cách điện, cụ thể là Chuỗi cách điện bằng cao su silicon cho cấp điện áp từ 3,6KV tới 500KV.

Chuỗi cách điện bằng cao su silicon đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, ở các nước có khí hậu tương tự Việt Nam như Brazil, Chilê, Marốc... Những yếu tố quyết định đến chất lượng và hiệu quả của Chuỗi cách điện bằng cao su silicon chính là:

- Vật liệu của tán sứ phải làm bằng cao su silicon nguyên chất.

- Liên kết giữa lõi và 2 ti sứ phải chắc chắn, chống được lực uốn, lực kéo, lực xoắn tác động lên.

- Công nghệ sản xuất.

Đây là những vấn đề quan trọng hàng đầu mà ISOelectric đã giải quyết một cách hoàn hảo: Vật liệu làm chuỗi được sử dụng là cao su silicon nguyên chất, lõi bên trong bằng sợi thuỷ tinh. Sử dụng công nghệ đúc dưới dạng chảy lỏng với áp lực từ 200 đến 250Bar, làm cho liên kết giữa các tán và lõi liền mạch, chắc chắn.

Và đặc biệt, ISOelectric quan tâm đến việc chống sự thẩm thấu của môi trường tác động liên kết giữa lõi và ti sứ.

Câu hỏi đặt ra là tại sao Chuỗi cách điện bằng cao su silicon lại được lựa chọn sử dụng ? Câu trả lời: đó là sự lựa chọn tối ưu của bài toán kinh tế và kỹ thuật so với khi sử dụng cách điện truyền thống mà chuỗi cách điện bằng silicon mang lại:

- Độ bền cơ khí cao.

- Lực bẻ gãy tại 1 điểm cao với kích thước nhỏ.

- Chống được sự va đập, thậm chí cả khi dùng súng ngắn để thử.

- Giảm trọng lượng so với cách điện truyền thống từ 10 đến 300 lần.

- Chi phí vận chuyển giảm.

- Chi phí đóng gói và lưu kho giảm.

- Chi phí lắp đặt giảm.

- Kết cấu giá đỡ nhẹ hơn.

- Khoảng cách dòng rò lớn hơn với cùng một khoảng cách phóng điện.

- Điện áp có thể gây phóng điện cao hơn trong môi trường ô nhiễm.

- Khả năng chống được hồ quang điện cao hơn.

- Chống được tia cực tím, bào mòn.

- Khả năng tự làm sạch bề mặt.

- Thích ứng cho mọi môi trường hoạt động (kể cả môi trường có nhiều muối, axit, bụi bẩn).

Hiện nay, Chuỗi cách điện bằng cao su silicon tương đương với giá của cách điện truyền thống. Nhưng do trọng lượng của Chuỗi cách điện bằng cao su silicon nhẹ hơn nhiều (ví dụ như chuỗi cho lưới 110KV chỉ có trọng lượng là 5,4kg). Điều này giúp giảm được chi phí lưu kho, đóng gói, vận chuyển và lắp đặt. Vì thế, nếu tính vào giá thành tổng của công trình sẽ giảm đi rất nhiều so với sử dụng cách điện truyền thống. Nếu ứng dụng cho lưới có cấp điện áp cao hơn thì lợi thế so sánh còn cao hơn nữa. Đặc biệt, không cần bảo dưỡng trong quá trình vận hành nhờ khả năng tự làm sạch bề mặt của cao su silicon. Điều này cho thấy Chuỗi cách điện bằng cao su silicon rất phù hợp với Việt Nam, bởi địa hình nước ta có nhiều đồi núi, bờ biển kéo dài.

Chuỗi cách điện bằng cao su silicon với đầy đủ các chủng loại như chuỗi néo, chuỗi đỡ, chuỗi treo cho mọi môi trường, hoạt động với mức độ ô nhiễm nhẹ, trung bình và nặng. Khoảng cách dòng rò có thể thay đổi từ 20mm/KV đến 55mm/KV. Chịu được lực phá huỷ từ 40KN tới 300KN.

Việc sử dụng kết hợp giữa chuỗi đỡ và chuỗi néo và cột đơn thân sẽ tiết kiệm được không gian, bền chắc, bảo đảm mỹ quan, rất phù hợp cho khu vực đô thị.

Hiện nay, việc sử dụng chuỗi cách điện bằng cao su silicon trên lưới 110KV và 220KV đang được Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị thành viên trực thuộc thực hiện khá phổ biến trong đó nổi bật là Công ty Điện lực 2 (PC2) đã đi đầu trong việc đưa Chuỗi cách điện bằng cao su silicon lên lưới.

ISOelectric – Italy với trên 20 năm kinh nghiệm sản xuất cao su silicon nguyên chất cam kết đưa đến khách hàng sản phẩm với chất lượng và dịch vụ hoàn hảo. ISOelectric mong muốn được đi cùng với sự phát triển và hiện đại hoá ngành điện Việt Nam hiện tại và trong tương lai.

ISOelectric rất mong nhận được các thông tin phản hồi trong quá trình sử dụng các sản phẩm Chuỗi cách điện bằng cao su silicon, nhằm hoàn thiện và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

(Nguồn: TCĐL)