Thứ bảy, 20/04/2024 | 13:40 GMT+7

Bộ Công nghiệp tổ chức họp lấy ý kiến xây dựng Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

28/06/2007

Chiều ngày 26/6/2007, tại Bộ Công nghiệp, Ban soạn thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã họp bàn, lấy ý kiến về dự thảo Luật lần 2. Tham dự buổi họp có mặt các thành viên của ban soạn thảo, tổ biên tập, các chuyên gia về luật của Vụ Pháp chế, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tàì chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng…

Chiều ngày 26/6/2007, tại Bộ Công nghiệp, Ban soạn thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã họp bàn, lấy ý kiến về dự thảo Luật lần 2. Tham dự buổi họp có mặt các thành viên của ban soạn thảo, tổ biên tập, các chuyên gia về luật của Vụ Pháp chế, Văn phòng Chính phủ, Bộ Tàì chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng…

Tại buổi họp, các chuyên gia đã nêu nhiều ý kiến rất cụ thể và hữu ích để Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nhanh chóng được hoàn thành và sớm đi vào cuộc sống. Các ý kiến đóng góp tập trung xoay quanh tính cụ thể và thực thi của Luật, tránh trùng lặp với các điều khoản của các bộ Luật khác đã được ban hành.

 

Các đại biểu đều nhất trí khẳng định bản dự thảo lần này đã có thêm nhiều điểm hoàn chỉnh hơn so với dự thảo lần 1 cả về ngôn từ và nội dung. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm cần sửa đổi, bổ sung.

 

Theo ý kiến Ông Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, nên sớm đưa dự thảo Luật Sử dụng tiết kiệm năng lượng ra lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân, từ đó, Ban soạn thảo sẽ tổng kết, tiếp thu các ý kiến, tập trung bổ sung để bộ Luật hoàn chỉnh và có tính thực tiễn hơn.

 

Theo dự kiến, bước tiếp theo, Ban soạn thảo sẽ tổ chức họp giới thiệu dự Luật với các Bộ, ngành cơ quan liên quan để xin ý kiến tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý trên cơ sỏ ý kiến Bộ, ngành và gửi Bộ Tư Pháp thẩm định, phấn đấu trình và được Quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2009.

 

Cũng trong cuộc họp, Trưởng Ban Xây dựng pháp luật, Văn phòng Chính Phủ, ông Phạm Anh Tuấn cho rằng: “Về nội dung, bao gồm đối tượng nghiên cứu áp dụng, phạm vi điểu chỉnh … của dự luật về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu xã hội, phù hợp với điều kiện Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hiện đang là vấn đề không chỉ ở nước ta mà còn là vấn đề được cả thế giới quan tâm, vậy Ban soạn thảo nên đẩy nhanh tiến độ xây dựng và sớm đưa dự luật trình Quốc hội”

Huyền Anh

Văn phòng TKNL, Bộ Công nghiệp