Thứ sáu, 19/04/2024 | 13:00 GMT+7

Thực hiện TKNL: Vẫn còn nhiều khó khăn

21/10/2014

Tuy nhiên, đang có những tín hiệu vui về nguồn vốn cho các doanh nghiệp muốn thay đổi để tiết kiệm năng lượng. Theo Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, từ đầu năm 2015 Chính phủ Đan Mạch sẽ bảo lãnh 50% các dự án đầu tư về tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

Cả nước có hơn 14 trung tâm tiết kiệm năng lượng, hơn 40 trung tâm khuyến công được lập ra với chức năng thúc đẩy việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả, thông qua hoạt động tư vấn trực tiếp cho doanh nghiệp; tuy vậy đến nay 50% các trung tâm chỉ thực hiện chức năng tuyên truyền.

Tại hội nghị tiết kiệm năng lượng toàn quốc lần thứ VII diễn ra tại Tiền Giang mới đây, ông Trịnh Quốc Vũ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Tiết kiệm năng lượng, Bộ Công thương cho biết, nhiệm vụ của các trung tâm này tham mưu cho Ủy ban Nhân dân tỉnh các quyết sách về tiết kiệm năng lượng của địa phương, kiểm toán năng lượng để xác định chỗ nào trong quá trình sản xuất đang lãng phí năng lượng và lãng phí ở mức bao nhiêu. Từ đó doanh nghiệp đưa ra giải pháp khắc phục, lựa chọn công nghệ thích hợp, sử dụng năng lượng hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

52d3378f0_vu_truong_vu_khao_hoc_bao_cao_2.jpg

Ông Trịnh Quốc Vũ, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và TKNL, Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: tietkiemnangluong.com.vn)

Tuy nhiên, chỉ có phân nửa số trung tâm tiết kiệm năng lượng, khuyến công thực hiện được các chức năng then chốt như trên, giúp cho doanh nghiệp có thể thay đổi để đạt được việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều trung tâm thiếu năng lực chuyên môn, chưa hiểu sâu về công nghệ, thiết bị và sự không đồng đều của các trung tâm.

Phân nửa trung tâm còn lại chỉ mới thực hiện chức năng cơ bản của tiết kiệm năng lượng là tuyên truyền qua tờ rơi, giới thiệu ích lợi của việc tiết kiệm năng lượng cho người dân, doanh nghiệp.

Cũng tại hội nghị nhiều đại biểu cho biết một trong những khó khăn lớn của việc thực hiện tiết kiệm năng lượng là nguồn vốn đầu tư. Theo ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm tiết kiệm năng lượng TP.HCM (ECC HCMC), các ngân hàng tại Việt Nam chưa xây dựng được được các tiêu chí để thẩm định việc cho vay thực hiện tiết kiệm năng lượng tại các doanh nghiệp.

891e30396_ong_tuoc_viet_esco.jpg

Ông Huỳnh Kim Tước, Giám đốc Trung tâm TKNL Hồ Chí Minh (Ảnh: tietkiemnangluong.com.vn)

Tuy nhiên, đang có những tín hiệu vui về nguồn vốn cho các doanh nghiệp muốn thay đổi để tiết kiệm năng lượng. Theo Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, từ đầu năm 2015 Chính phủ Đan Mạch sẽ bảo lãnh 50% các dự án đầu tư về tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Số tiền bảo lãnh cho mỗi doanh nghiệp là từ 10 – 100 ngàn đô la Mỹ.

Về phía Bộ Công thương, ông Vũ cho biết, đến năm 2016, bộ này sẽ có một quỹ 200 triệu đô la Mỹ vay từ Ngân hàng Thế giới để hỗ trợ cho các doanh nghiệp thay đổi công nghệ thực hiện tiết kiệm năng lượng.

Theo Thời báo Kinh tế SG Online